|
-
Trong diễn trình lịch sử của dân tộc, danh xưng hành chính của khu vực miền núi Nghệ An nói chung, Quỳ Châu nói riêng đã trải qua nhiều lần thay đổi, nhưng không phải tất cả mọi thay đổi đều được ghi chép một cách đầy đủ, rõ ràng trong sử sách. Đó chính là trở ngại lớn nhất đối với công việc phục dựng lại diên cách địa lý hành chính Quỳ Châu qua hàng nghìn năm lịch sử. Hiện nay, Quỳ Châu là một đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Nghệ An, nhưng trong quá khứ Quỳ Châu đã từng tồn tại với những danh xưng hành chính: CHÂU, PHỦ, HUYỆN và lệ thuộc vào các địa dư khác nhau. Việc tìm hiểu và làm sáng tỏ quá trình lịch sử hình thành và thay đổi của danh xưng Quỳ Châu có một ý nghĩa nhất định đối với việc nghiên cứu lịch sử, địa chí các huyện Quỳ Hợp, Quế Phong, Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hoà ngày nay.
-
Trong tâm thức của nhiều người, khi nói đến Quỳ Châu là nói đến một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử với nền văn hóa đặc sắc. Quỳ Châu cũng chính là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Phủ Quỳ xưa kia. Trên khu vực Tây Bắc Nghệ An, Quỳ Châu ngày nay đã cho thấy khát vọng lớn lao để không ngừng đổi thay làm mạnh giàu hơn một Mường Chiêng Ngam trong hiện tại.
-
Năm 2024 là năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025, là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực để hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 trên địa bàn huyện trong bối cảnh có nhiều biến động, đang trong thời gian khắc phục các thiệt hại thiên tai năm 2023, thời tiết khí hậu tiếp tục diễn biến bất thường, khó dự báo; dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi vẫn còn xảy ra, giá nguyên vật liệu và một số mặt hàng thiết yếu còn cao đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng, … là những nguyên nhân lớn ảnh hưởng không nhỏ đến việc chỉ đạo, triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024. Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quyết liệt của Thường trực Huyên ủy, sự quan tâm giám sát của HĐND huyện, tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo của UBND huyện, đặc biệt là sự đồng tâm, đoàn kết, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn.
-
Nghề làm hương trầm có từ lâu đời trên địa bàn huyện, hương trầm đã trở thành sản phẩm mang thương hiệu riêng của huyện miền núi Quỳ Châu. Cứ dịp tết đến, xuân về mỗi gia đình phải có ít nhất vài búp hương để thắp cho gia tiên, mùi hương thơm đặc biệt như gói trọn cả tết nguyên đán. Nhiều năm trở lại đây, cùng với các chính sách hỗ trợ sản xuất hương trầm của huyện, các hộ sản xuất kinh doanh hương cũng đã kịp thời nắm bắt thị trường, thị hiếu của khách hàng để sản xuất ra được những sản phẩm hương là “đặc sản” riêng có của vùng Quỳ Châu.
-
Trước nguy cơ tận diệt nguồn lợi thủy sản, tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện mô hình “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản cá Mát suối Nặm Cướm”. Nhờ đó, đàn cá Mát đang được hồi sinh mạnh mẽ, mang lại niềm vui lớn cho người dân và chính quyền địa phương nơi đây.
-
Cũng như các dân tộc khác, biểu tượng hình con rồng luôn thể hiện sự linh thiêng, uy quyền đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái. Từ hình tượng trong trí tưởng tượng, bằng sự khéo léo của đôi tay và trí óc, nhiều sản phẩm thổ cẩm hình con rồng đã được thêu dệt thành những sản phẩm bắt mắt, tạo nên sự phong phú, đa dạng, giàu bản sắc dân tộc của đồng bào dân tộc Thái các huyện miền núi tỉnh Nghệ An.
-
Những năm vừa qua, thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và tìm kiếm cơ hội làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho người lao động, huyện Quỳ Châu được thực hiện có nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng xét ở nhiều góc độ về tính hiệu quả thì vấn đề vẫn chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của lao động và chính quyền địa phương và cần nhiều giải pháp đồng bộ thực hiện trong thời gian tới.
-
Nhiều năm nay, cộng đồng người Thái ở Bản Hốc, xã Diên Lãm, huyện Quỳ Châu nhận chăm sóc, bảo vệ trên 183ha rừng phòng hộ theo hình thức cộng đồng, tự nguyện. Bằng trách nhiệm và tình yêu rừng, bà con ở đây đã giữ rừng xanh tốt, , bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, việc giữ diện tích rừng xanh tốt, cộng động bản Hốc đã hưởng được nhiều chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, góp phần khuyến kích hơn nữa tinh thần bảo vệ rừng đầu nguồn của người dân.
-
Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng Kiểm lâm Quỳ Châu đã không ngừng lớn mạnh và phát triển về mọi mặt. Qua các thế hệ, lực lượng Kiểm lâm đã góp phần làm nên truyền thống với nhiều thành tích đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ phát triển kinh tế rừng huyện ta.
|