Nguyên
liệu hương trầm thân thiện với môi trường.
Trào lưu sống xanh nở rộ trong nhiều năm gần đây, đòi
hỏi các thương hiệu, nhãn hàng chú trọng tới các sản phẩm thân thiện với môi
trường nhiều hơn. Trong khi đó, sản phẩm hương trầm Quỳ Châu được làm từ
nhiều loại thảo mộc thiên nhiên với thành phần chính là bột nguyên chất từ rễ
cây hương bài, cây trầm, vỏ quế, hoa hồi bột bã mía,…cùng với cách pha trột bí
từ quyết riêng của từng cơ sở trầm sẽ cho ra hương thơm đặc biệt. Khi thắp lên,
mùi hương trầm dễ chịu khiến người ta khoan khoái, nhẹ nhàng.
Rễ cây Hương bài là nguyên liệu chính của hương trầm Quỳ Châu
Tuy Hương Trầm là nghề
lâu đời nhiều hộ sản xuất trên địa bàn huyện nhưng trước đây hơn 80% nguyên liệu
chính lại được các gia đình làm hương nhập nguyên liệu từ nhiều nơi như khác
nhau. Khoảng 7 năm trở lại đây, ngành nông nghiệp huyện cũng đã đồng hành cùng
bà con nhân dân tạo vùng nguyên liệu cho các làng nghề hương trầm trên địa bàn
huyện. Cây hương bài- một trong thành phần chính của hương trầm được xác định
phải được mở rộng diện tích. Sau nhiều lần đầu tư trồng thử nghiệm và có những
so sánh với rễ hương các huyện miền xuôi thì cho thất do tính chất đất đồi nên
rễ cây hương bài trên địa bàn huyện có mùi thơm, nhiều tinh dầu hơn. Hiện toàn
huyện có hơn 40ha cây hương bài, cung cấp khoảng 30% nguyên liệu cho các làng
nghề. Vỏ cây quế cũng là thành phần để đập bột trộn cùng các nguyên liệu khác để
tạo mùi thơm cho que hương trầm. Cây quế địa phương được người dân trồng trên địa
bàn cũng cho mùi thơm hơn so với các quế lai nhiều nơi khác. Do diện tích bị
thu hẹp nên một vài năm trở lại đây cây quế đang được người dân mở rộng diện
tích, dự tính khoảng 5 năm tới sẽ cung cấp từ 40% nguyên liệu cho các làng nghề.
Với các nguyên liệu bột pha trộn theo tỷ lệ hợp
lý, bột cuốn hương sẽ có hương thơm dịu ngọt, nhẹ nhàng, chỉ cần một vài que
hương trầm thắp lên giữa cái thời tiết se lạnh của mùa đông cũng đủ cảm nhận được
hơi ấm.
Không ngừng giữ vững uy tín, nâng cao chất lượng
Chỉ cần nhắc đến hương trầm Quỳ Châu nhiều
nơi đều biết bởi chất lượng hương trầm ở mang thương hiệu riêng biệt của huyện.
Từ khi ra đời đến nay, quy trình sản xuất để cho ra búp hương cũng đã được quan
tâm, tỉ mẩn từ công đoạn chọn nguyên liệu làm bột đến chu để cuốn và công đoạn
cuốn hương cũng như đóng gói thành phẩm. Tuy việc cuốn chỉ bắt đầu vào vụ rải từ
tháng 10 âm lịch đến giữa tháng 12 âm lịch hàng năm nhưng khâu chuẩn bị nguyên
liệu thì phải cả năm. Theo bà Nguyễn Thị Hương –Khối Tân Hương, thị trấn Tân Lạc,
Chủ cơ sở hương trầm Hương Thân cho biết; “Nguyên liệu như quế, rễ hương, chu
hương phải được xử lý và phơi nắng kỹ từ tháng 4-5, thời điểm này nắng nhiều,
nên các nguyên liệu sẽ được phơi để bảo quản đến thời điểm cuốn. Chỉ cần bột ướt,
chu hương không được ngân nước kỹ và phơi khô hay kích cỡ chu hương to, nhỏ
cũng sẽ làm hương không cháy hoặc khi cháy hương sẽ không cuốn vòng đẹp mắt.
Trong khi đó, hương trầm đạt chuẩn là khi hương cháy phải cuốn vòng, quan niệm
của người làm hương chính là hương cháy tàn quăn từ đầu đến hết que sẽ mang tài
lộc, bình an một năm mới đến với gia
đình.
Làm giấy cuốn hương là một trong những công đoạn chuẩn bị vào vụ sản xuất chính
Chị Nguyễn Thị Vân – Chủ sản xuất cơ sở Hương
trầm Bình Minh cho biết gia đình đã có gần 40 năm làm nghề hương trầm. Từ thời
ông cố nội đã bắt đầu với nghề và đến chị là đời thứ 3, chị được truyền lại nghề
từ bố nên chị luôn xác định và ý thức được giá trị truyền thống, cái duyên, cái
nghiệp với nghề hương trầm. Chị cho biết hương vị riêng của hương trầm phải được
giữ vững, không phải vì giá cả nguyên liệu mà có thể bỏ bớt số lượng các nguyên
liệu chính. Có những năm rễ hương, bột quế đắt nhưng vì khách đặt từ đầu nên chị
vẫn giữ giá bán ra thị trường.
Uy tín thương hiệu hương trầm Quỳ Châu được củng
cố nên khách hàng khắp nơi tin tưởng. Những ngày sát tết không khí hối hả, tất
bật các làng nghề, các hộ sản xuất lo xuất sớm những đơn hàng đi khắp cả nước
cho kịp người dân khắp nơi sắm tết nguyên đán. Nhiều năm trở lại đây, công tác xúc tiến thương mại,
tạo điều kiện cho các làng nghề, làng có nghề tham gia các hội chợ trong và
ngoài tỉnh và quảng bá thương hiệu trên truyền thông luôn được địa phương quan
tâm. Đồng thời, tiếp tục triển khai mô hình ứng dụng KHCN để đa dạng hóa sản phẩm
hương tạo ra được các sản phẩm Hương thẻ, hương vòng, hương nụ từ nguyên liệu
hương trầm tại Thị trấn Tân Lạc. Thực thi một số giải pháp trong quản lý và
phát triển nhãn hiệu tập thể Hương trầm Quỳ Châu, lấy ý kiến hoàn thiện và
thống nhất quy chế sử dụng, dán nhãn hiệu tập thể Hương trầm Quỳ Châu.
Sản lượng hương hàng năm luôn đạt từ khoảng
90 triệu que, doanh thu đạt trên 40 tỷ đồng, với khoảng 150 hộ sản xuất, tạo
công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động của địa phương, góp phần xóa
đói giảm nghèo.
Vẫn
còn những băn khoăn, cần tháo gỡ.
Nghề sản xuất Hương trầm được coi là tiềm
năng, thế mạnh phát triển kinh tế của thị trấn và một số vùng sản xuất thuộc
các xã như Châu Tiến, Châu Hội, Châu Hạnh, Châu Bình…. Tuy các làng nghề hương
trầm luôn giữ vững và phát triển chất lượng hương và dần đáp ứng yêu cầu của
người tiêu dùng trên thị trường. Tuy nhiên, vấn còn một số vấn đề cần được quan
tâm như huyện ta vẫn chưa quy hoạch được vùng cung cấp nguyên liệu cho các làng
nghề. Theo đánh giá, có gần 80% nguyên liệu hiện nay phải nhập từ các huyện miền
xuôi, 20% nguyên liệu được cho là cung cấp ở huyện ta chủ yếu là bã mía, chu
hương chỉ là sản phẩm nguyên liệu phụ và một ít số lượng nhỏ rễ hương bài. Điều
này đồng nghĩa, các làng nghề sản xuất hương chưa chủ động về ngyên liệu và bị
động ép giá ở các nơi khác. Đồng chí Bí thư Huyện ủy cũng cho rằng, ngành nông
nghiệp cần phải nhanh chóng quy hoạch, xây dựng hương trầm theo “Chuỗi giá trị
sản phẩm”, tập trung vào quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu để 5 năm nữa
phải có từ 70% nguyên liệu sẽ được cung cấp ngay trong địa phương.
Các cơ sở sản xuất tất bật với vào vụ cho kịp các đơn hàng
Nhìn nhận thực trạng nghề sản xuất hương trầm,
UBND huyện cũng đã và đang thực hiện một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm Hương trầm Quỳ Châu. Trong đó đưa ra các giải pháp xây dựng
thị trường nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm để tạo điều kiện cho các
hộ sản xuất hương trầm mở rộng quy mô sản suất, nâng cao tay nghề cho người lao
động. Khuyến khích ưu đãi, cho vay vốn với những hộ, những cơ sở đầu tư sản xuất,
kinh doanh có tiềm năng và thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt. Thực hiện các
chính sách, quỹ hộ trợ giá máy móc phát triển ngành nghề nông thôn. Từng bước đổi
mới các trang thiết bị sản xuất mới giúp cho làng nghề nâng cao năng suất lao động,
chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Triển
khai vận động một số hộ kinh doanh vào khu công nghiệp để đưa các cơ sở vào sản
xuất tập trung. Làm tốt công tác quy hoạch phát triển nghề, trong đó có việc
phát triển ngành nghề hương trầm nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của địa phương. Có kế hoạch dài hạn, xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chất lượng
cao, tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình sản xuất, giảm tỷ trọng nguyên liệu
trong giá thành sản phẩm. Các cơ quan chức năng tiếp tục bổ sung hoàn thiện quy
hoạch phát triển làng nghề với quy hoạch vùng nguyên liệu, khuyến khích hỗ trợ
các cá nhân, hộ gia đình liên kết đầu tư phát triển nguyên liệu hương trầm. Nếu
làm tốt những vấn đề trên nghề sản xuất Hương trầm Quỳ Châu tăng sức cạnh tranh
lớn trên thị trường./.
Bé Vinh
Trung tâm VHTT&TT Quỳ Châu