Tăng cường công tác hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Quỳ Châu
Những năm vừa qua, thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và tìm kiếm cơ hội làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho người lao động, huyện Quỳ Châu được thực hiện có nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng xét ở nhiều góc độ về tính hiệu quả thì vấn đề vẫn chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của lao động và chính quyền địa phương và cần nhiều giải pháp đồng bộ thực hiện trong thời gian tới.
Những kết
quả đã đạt được
Theo báo cáo của
UBND huyện, toàn huyện Quỳ Châu chúng ta, hiện có gần 61 nghìn người, trong đó số
người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế là gần 35 nghìn người, lao động nữ chiếm
trên 47,8%.
Trong
những năm qua, được sự quan tâm của Sở Lao động - TB
và XH, sự chỉ
đạo quyết liệt của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự vào cuộc của chính quyền địa
phương công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm đã được triển
khai kịp thời. Nhận thức về việc học
nghề, việc làm của người lao động đã có sự chuyển biến tích cực hơn, người lao
động chủ động tự tạo việc làm cho bản thân, tích cực tìm kiếm việc làm thay vì ỷ
lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Đối với công tác Đào tạo
nghề, trong 2 năm 2021 và 2022, toàn huyện có trên 2.960 lao động tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp,
trong đó đào tạo 201 lao động cao đẳng, trung cấp 310 lao động, sơ cấp và đào tạo
dưới 3 tháng là 2.850 lao động. Tổ chức mở 22 lớp đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, với 706 học viên góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa
bàn toàn huyện từ 47% năm 2021 lên trên 49% năm 2022. Toàn huyện đã giải quyết
việc làm mới cho trên 3.620/2.700
lượt lao động đi làm việc tại các công ty trong
nước, đạt
trên 144,2% kế hoạch giao (trong đó, năm 2021có gần 1.120/900
lao động, đạt gần 125%; Năm 2022: gần 1.478/900 lao động, đạt gần 164%; 6 tháng
đầu năm 2023: 1.026/900 lao động, đạt 114%.)
Những số liệu vẫn còn khiêm
tốn
Bên cạnh những số liệu trên, nhìn từ
góc độ hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho lao động nông
nghiệp, nông thôn, cần thẳng thắn chỉ ra những vấn đề chưa thực sự đạt
được theo kỳ vọng. Tại kỳ họp thứ 9, HĐND huyện Quỳ Châu khóa XX, công tác đào
tạo nghề, giải quyết việc làm và tìm hướng đi cho công tác đưa lao động ra nước
ngoài làm việc có thời hạn đã được chất vấn chuyên đề sâu. Trong đó, nguyên
nhân được cho là vai trò lãnh đạo của cấp ủy địa phương chưa thật sự vào cuộc
trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Đơn cử, việc rà soát nhu
cầu về đào tạo nghề là từ chính quyền địa phương các cấp dựa vào nhu cầu thực
tế lao động tại các khối, bản. Mỗi năm, Phòng LĐTBXH phối hợp với Trung tâm
GDNN&GDTX triển khai các lớp dạy nghề lao động nông thôn, chủ yếu là các
lớp nghề nông nghiệp, số ít là các lớp nghề công nghiệp, sau khi kết thúc khóa
học, Trung tâm cấp chứng chỉ cho các học viên, thế nhưng nhiều ngành nghề vẫn
chưa áp dụng vào thực tế để tăng năng xuất lao động. Một ví dụ thực tế sau khi
khảo sát tại xã Châu Thắng: “Vào năm 2018, Trung tâm GDNN&GDTX mở lớp trồng
nấm cho 30 học viên tại xã Châu Thắng, sau khi hoàn thành khóa học 30 học viên
đạt yêu cầu, 1 tổ nấm được xây dựng để trồng và bán nấm ra thị trường nhưng do
địa bàn nhỏ nên việc bán ra tại địa phương gặp khó khăn, trong khi kỹ năng
quảng cáo không có. Chán nản vì lượng nấm trồng ra không bán được nên chỉ sau 1
năm tổ nấm dừng hoạt động và sau 4 năm thì kỹ năng, kỹ thuật trồng nấm của
những học viên này cũng dần bị lãng quên.”
Đối với công tác đưa lao động đi làm việc có
thời hạn ở nước ngoài: Theo số liệu của UBND huyện trong 2 năm
2021-2022 và 6 tháng đầu năm 2023, công tác đưa người lao động đi làm việc theo
hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài là 371 lao động. Đối với công tác đưa lao động đi làm việc có
thời hạn ở nước ngoài, hỗ trợ cho 123 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài theo nghị định 61/2015, thông tư số
09/2016 và Quyết định số 90/2022/ TTg với tổng kinh phí hỗ trợ trên
915 triệu đồng.
Đào tạo lớp may công nghiệp tại Trung tâm GDNN&GDTX Quỳ Châu
Theo đánh giá chung số
lượng người lao động tiếp cận các thị trường lao động nước ngoài đã đạt và vượt
chỉ tiêu kế hoạch đề ra, giúp tăng thu nhập cho lao động, gia đình và góp phần
quan trọng trong sự phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng – an ninh của huyện
nhà cũng như từng địa phương. Thế nhưng số liệu trên vẫn còn khá kiêm tốn so với
các địa phương trên toàn tỉnh, nhiều lao động không dám thay đổi công việc từ
trong nước ra nước ngoài; Công tác tuyên truyền, phổ biến ở một số địa phương hiệu
quả chưa cao; Công tác phối hợp và tạo điều kiện của chính quyền địa phương đối
với các công ty XKLĐ vẫn còn nhưng hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, trước đây do
có một số công ty XKLĐ tuyển dụng không uy tín, hay những cò mồi lừa đảo đối với
lao động có ý định XKLĐ nên giảm độ tin cậy của gia đình, người lao động đối với
việc đi lao động theo hợp đồng tại nước ngoài. Nhiều công ty XKLĐ không tận tâm
trong việc xử lý những vướng mắc, tai nạn lao động khi đang hợp đồng lao động tại
nước ngoài…
Bài
toán cần sự vào cuộc của các cấp có liên quan
Theo báo cáo của Trung tâm CGNN- GDTX năm 2022 thực hiện công tác đào tạo nghề,
Trung tâm đã tuyển sinh và mở 19 lớp cho
618 học viên
bao gồm sơ cấp nghề May công nghiệp; lớp Nuôi và Phòng trị bệnh cho Lợn; nghề
Nuôi và Phòng trị bệnh cho Gà Vịt; Nuôi và Phòng trị bệnh cho Trâu Bò, Mây Tre
Đan truyền thống dân tộc Thái, Nghề Trồng Rau hữu cơ và Nghề Trồng Nấm ăn.
Theo chia sẻ, Trung tâm có một cái khó là
công tác tuyển sinh, rà soát thực tế yêu cầu muốn học nghề của người dân tại
các địa phương. Số lượng nghề đa dạng nhưng lượng người đăng ký cho từng nghề lại
rất ít và khó có thể đủ số lượng người mở lớp nên Trung tâm bắt buộc địa phương
phải lựa chọn một nghề nằm trong danh sách đào tạo để mở đủ số lượng người theo
học. Các lớp nông nghiệp chủ yếu là các ngành nghề phổ thông dành cho độ tuổi từ
15-80 tuổi với nam và 15-55 tuổi đối với nữ nhằm bổ sung kiến thúc tăng năng suất
trong quá trình sản xuất. Sau khi hoàn
thành khóa học, 100% học viên tham gia học đều được đánh giá đạt yêu cầu
và được cấp các văn bằng tương ứng với trình độ đào tạo. Lãnh đạo Trung tâm
CGNN- GDTX huyện trao đổi từ khi khảo
sát và định hướng xây dựng nghề, các lớp đào tạo lĩnh vực nông nghiệp đã xuất
phát từ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, nhu cầu chuyển
đổi nghề nghiệp và tăng năng suất, hiệu quả sản xuất của người lao động. Trung
tâm GDNN&GDTX chỉ có chức năng đào tạo nghề, vậy để phát triển thành nghề
mang lại thu nhập cho lao động hay hình thành nên tổ sản xuất trở thành hàng
hóa đưa ra thị trường cần sự quan tâm rất lớn hỗ trợ chính sách từ chính quyền
địa phương các cấp. Trong đó, chính quyền địa phương hỗ trợ quảng bá sản phẩm,
các tổ chức đoàn thể tạo đầu mối tiêu thụ sản phẩm để sản phẩm được bán ra và
thu lợi nhuận về cho người lao động.
Còn đối với việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn tại nước
ngoài, bà Hoàng Thị Oanh – Trưởng phòng LĐTBXH huyện cũng thẳng thắn nhấn mạnh:
Hàng năm, Phòng tham mưu cho UBND huyện tổ chức mở các phiên giao dịch giới
thiệu việc làm tại 4 cụm trên địa bàn huyện. Những đợt như vậy, Phòng LĐTBXH đã
giới thiệu các công ty có uy tín, được cấp phép tuyển dụng lao động tại địa
phương giới thiệu cho lao động. Tuy nhiên, theo nắm bắt thực tế và chia sẻ của
nhiều lao động thì lao động còn rất e ngại thay đổi môi trường làm việc vì vậy
số lượng lao động đi làm tại nước ngoài đang thấp. Để thay đổi vấn đề này, địa
phương các xã cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền cho người lao động,
gia đình. Đồng thời, tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước để hưởng chính
sách và giảm được phí xuất khẩu.
Tại kỳ họp thứ 9, HĐND
huyện chất vấn chuyên đề về “Tìm giải pháp hiệu quả trong công tác đào tạo nghề,
giới thiệu việc làm”, đồng chí Nguyễn Thanh Hoài – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND
huyện cũng đã nhấn mạnh: Chuyên đề chất vấn tại kỳ họp rất sát với thực tế, vấn
đề cần tìm giải pháp của địa phương các xã, thị trấn và huyện chúng ta. Những vấn
đề đặt ra đều cho thấy, trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp đồng bộ,
thay đổi tư duy, tính kỷ luật cao của của lao động. Chính quyền các địa phương
cũng cần nâng cao công tác tuyên truyền và thông tin đầy đủ những chính sách của
nhà nước đến với người lao động. Đối với đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
trong nước, đồng chí Chủ tịch UBND huyện yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng
cường tuyên truyền, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo viên dạy nghề tại địa
phương. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng các quầy, các cửa hàng bao tiêu sản phẩm, thực
phẩm sạch cho lao động. Đối với việc hỗ trợ lao động đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài, các ngân hàng cần làm tốt hỗ trợ lao động về vay vốn. Đồng chí Chủ
tịch UBND huyện lên kế hoạch thời gian tới sẽ xây dựng quỹ “Hỗ trợ vay vốn” để
các lao động có mong muốn đi lao động ở nước ngoài. Nếu làm tốt công tác đào tạo, giới thiệu việc làm
và hỗ trợ đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài sẽ là chìa khóa giúp
người dân ổn định kinh tế, nâng cao đời sống của từng gia đình và xã hội./.
Bé Vinh
Trung tâm VHTT&TT Quỳ Châu