Quỳ Châu là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 150 km về phía Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 105.746,78ha, dân số 60.809 người, chủ yếu là dân tộc thái và kinh cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Thái chiếm 78,4%. Quỳ Châu là vùng đất nằm trong vành đai văn hoá Phủ Quỳ có nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá độc đáo của đồng bào Thái tạo nên sức hấp dẫn riêng. Toàn huyện được chia thành 12 đơn vị hành chính gồm 11 xã, 01 thị trấn Tân Lạc với 84 khối, bản, trong đó có 30/84 làng bản đạt chuẩn Nông thôn mới; 02 xã Châu Tiến và xã Châu Bính đã đạt chuẩn xã Nông thôn mới. Huyện Quỳ Châu có 22 di tích, danh thắng có 2 di tích lịch sử cấp Quốc gia, 01 di tích cấp tỉnh; trên địa bàn có 06 cơ sở lưu trú với hơn 80 phòng nghỉ phục vụ khách, có 154 nhà hàng, dịch vụ ăn uống, giải khát, 09 nhà nghỉ du lịch cộng đồng đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Trong những năm qua, các lễ hội truyền thống, du lịch văn hóa cộng đồng, các di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn từng bước được phát triển, thu hút được đông đảo du khách tham quan như Lễ hội Hang Bua, Đền thờ Mường Chiêng Ngam, Di tích mộ đốc binh Lang Văn Thiết, Hang Thẩm Ồm, Thẩm Chạng, Khu du lịch Sinh thái Tạt ngoi, Thác khe bàn, Bản du lịch cộng đồng Hoa Tiến, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc huyện Quỳ Châu.
Hang Bua
Di tích Hang Bua nằm trong
dãy núi Phà Én thuộc bản Bua xã Châu tiến Huyện Quỳ châu. Trước đây, ở cửa Hang
Bua có một đầm sen xanh tốt quanh năm, hoa Sen tiếng Thái gọi là Bọc Búa, bản
gần đó gọi là bản Búa nên Danh thắng Hang Bua mang tên từ đó.
Từ thuở Hồng Hoang, trong
quá trình hình thành trời đất, sông suối, một số núi non hang động ở Nghệ An
được kiến tạo. Sự biến động dữ dội trong thời kỳ sơ khai đã tạo nên những kỳ
tích tồn tại còn lại mãi cho đến ngày nay. Tạo hóa đã ban tặng cho con người
một Hang Bua kỳ vĩ. Bởi vậy, Hang Bua từ ngàn xưa là nơi cư trú của Người Việt
Cổ. Việc phát hiện di chỉ khảo cổ học Thẳm Ồm cách chúng ta trên 25 vạn năm và
các dấu tích văn hóa ở Hang Bua đã giúp các nhà nghiên cứu kết luận rằng Đây là
một trong những nơi phát hiện dấu vết của người Sa Piêng sớm nhất thế giới. Năm
1996, Lễ hội Hang bua được khôi phục, năm 1998 di tích danh thắng Hang bua được
Bộ Văn hoá thông tin xếp Hạng di tích danh thắng Quốc gia.
Theo tục lệ cổ xưa , Mỗi độ
Xuân về vào ngày 21, 22,23 tháng Giêng Âm lịch, đồng bào Thái Phủ Quỳ Châu lại
tụ hội về đây để vui hội Hang Bua và tổ
chức các hoạt động văn hóa – văn nghệ - thể thao như ném còn, nhảy sạp, bắn nỏ,
đi kà kheo, đắm mình trong lời hát nhuôn xuối, thưởng thức những món ăn độc đáo của đồng bào các dân tộc huyện Quỳ
Châu. /.
Đền Chiềng Ngam.
Đền Chiềng Ngam được xây
dựng năm 1924 ở Tèn bọ thuộc bản Na nhàng (nay là bản Bua, xã Châu tiến huyện
Quỳ châu).Đền thờ ba vị anh em Xiêu bọ, Xiêu ké, Xiêu Luông, đây là 3 vị thành
hoàng, là những người có công khai lập
bản mường ở vùng Chiềng ngam. Ông Xiêu Bọ lập nên bản Bọ (nay là bản Bua xã
Châu Tiến, Ông Xiêu ké lập bản Ké (Nay
là bản Lầu và bản Ban, xã Châu Tiến), Ông xiêu Luông lập bản Luồng (nay là bàn
Luồng lạnh xã Châu Bính).
Trải qua nhiều biến cố lịch
sử đền Chiềng Ngam đã hư hỏng và chỉ còn ở dạng phế tích. Để hướng về cội
nguồn, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc và thể thao và để
tưởng nhớ các bậc tiền nhân có công khai bản lập mường, đồng thời cầu cho mưa
thuận gió hòa, bản mường yên vui, năm 2006 Đền Chiêng Ngam đã được khôi phục,
tôn tạo để đưa vào phục vụ công tác công tác sinh hoạt tâm linh. Năm 2016, Đền
được trùng tu, nâng cấp xây dựng mới trở thành một quần thể kiến trúc, xứng tầm
là một công trình văn hóa tâm linh, lịch sử của huyện Quỳ Châu và vùng Tây Bắc
Nghệ An. Năm 2017, đền Chiêng Ngam được xếp hạng là di tích cấp Tỉnh. Các phần
Lễ tại đền Chiêng Ngam gồm: Lễ Khai Quang, Lễ Yết cáo, Lễ Đại tế, Lễ Tạ được thực hiện từ ngày 19 –
22 tháng Giêng AL, gắn với Lễ hội Hang bua hàng năm./.
Bảo tàng Quỳ Châu
Bảo tàng văn hóa các dân tộc huyện Quỳ Châu là một
trong những di sản văn hóa của huyện Quỳ Châu nói riêng và đồng bào các dân tộc
miền Tây Nghệ An nói chung. Bảo tàng được xây
dựng năm 1975 và hoàn thành vào năm 1976, là nơi trưng bày các hiện vật, tư
liệu lịch sử của các dân tộc thiểu số vùng tây bắc Nghệ An và các tài liệu về
sự ra đời, hoạt động của 3 huyện miền núi: Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp (thuộc
Phủ Quỳ cũ)..
Bảo tàng hiện có 922 hiện vật, gồm tư
liệu lịch sử thời kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ và nhiều hiện vật mang
đậm bản sắc văn hóa cũng như quá trình hình thành và phát triển của đồng bào
các dân tộc. Bảo tàng còn là nơi lưu giữ các tài
liệu, hiện vật giúp cán bộ, học sinh, sinh viên tham quan nghiên cứu về lịch sử
địa phương và dân tộc học thuộc vùng núi Nghệ An. Trong giai đoạn tới Bảo tàng
dự kiến sẽ được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp thành Bảo tàng văn hóa các dân
tộc ở miền Tây Nghệ An.
Hang Thẳm Ồm:
Đây là
di chỉ khảo cổ học được các nhà khoa học trong nước và thế giới nghiện cứu,
công nhận cách đây 20 vạn năm tại đây có người vượn sinh sống. Qua các đợt sưu
tầm đã phát hiện đựơc nhiều hiện vật có giá trị lịch sử như răng người Việt cổ,
Răng voi kiếm, răng gấu tre và các hiện vật quý hiếm khác. Cùng với lễ hội Hang
Bua hàng năm, hang Thẳm ồm trở thành điểm du lịch được nhiều du khách đến thăm
quan, cùng với Thăm Chàng, Tôn Thạt, cụm du lịch này thu hút đông đảo khách đến
thăm quan và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, tuyến đường từ xã Châu Tiến vào đến
Châu Thuận đã hoàn thành và thuận tiện để thu hút khách tham quan và du lịch./.
Di tích
lịch sử đốc binh Lang Văn Thiết
Lang
Văn Thiết sinh năm 1850 tại bản Gia hội Tổng Đồng Lạc, nay là xã Châu Hội huyện
Quỳ châu, thủ lĩnh trong phong trào cần Vương chống pháp ở Nghệ An từ
1886-1896.
Từ nhỏ Lang
văn Thiết thông minh và rất giỏi võ, năm 26 tuổi ông được tri phủ họ Sầm cử giữ
chức Đốc binh nên thường gọi là Đốc thiết.
Năm 1885 khi vua Hàm Nghi ra sơn phòng Hương khê (Hà Tĩnh) hạ chiếu cần
vương chống pháp. Đốc Thiết dãy binh ở miền núi Nghệ an, Lúc bấy giờ quân pháp
chiếm Cửa rào (Tương dương), Phủ Quỳ (Thủ phủ Quỳ Châu hồi đó). Đốc binh chủ
trương phát huy quân lực tại chỗ để kiểm soát vùng thượng nguồn sông Cả, sau
thời gian ngắn quân của ông cũng có trên 300 người. Đốc binh Lang văn Thiết kêu gọi quản Thông,
quản Thụ ở vùng Thượng nguồn sông Hiếu cùng dấy quân hợp lực chiến đấu. Ông
phân công phụ trách từng vùng : Đội Dinh ở vùng Kẻ dinh đồng lạc, Cai Cù ở vùng
bản Xăng Tiêu bính, Cai Ba ở vùng Thanh nga - Gia hội, Đội Dũng ở vùng Thượng Xuân
Thanh hoá. Còn bến Mong thuộc xã Châu hội nghĩa quân chọn làm đồn kiểm soát,
không cho chở các sản vật quý như quế, ngà voi, sừng tê tê, về xuôi nộp cho bọn
pháp. Các vị trí như Bù Cắm, Đò ham, đều
được xây dựng thành cứ điểm quan trọng của nghĩa quân.
Năm
1887, Đốc binh chủ động tấn công vào đồn luỹ của giặc và thắng lợi trận
này nghĩa quân thu được 33 khẩu súng
cùng nhiều đạn dược và quân trang. Để phát huy thế lực đốc thiết đã liên kết
với các lực lượng của Lãnh ngợi, Đề Niên ở dưới xuôi nhờ đó mà nghĩa quân của
Nguyễn Xuân Ôn mở rộng địa bàn lên vùng cây Chanh ( Nơi Nghĩa đàn giáp Anh
sơn). Năm 1896 trong trận đánh đồn Thanh nga, Lang văn Thiết bị giặc bắt và
chặt đầu đưa về treo tại cây táo ở Hội 1, xã Châu Hội, Quỳ Châu. Phần thân được
nhân dân mai táng tại Tổng huống thuộc xã Châu nga (Nay là bản Mưn, xã Châu
Nga, Quỳ Châu).
Cây táo là nơi Lang văn Thiết làm lễ tế cờ (
lễ ăn thề ) chiêu tập binh lính, nơi bàn mưu tính kế đánh giặc, nơi nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa.
Cây táo được nhân dân trân trọng gìn giữ và gọi là Cây táo Đốc Thiết.Năm 1998
di tích cây táo được Bộ văn hoá thông tin xếp hạng di tích Quốc gia.
Bản du lịch cộng đồng Hoa Tiến:
Bản Hoa Tiến là
bản người Thái cổ có đến 98% đồng bào dân tộc Thái, nơi đây là điểm gặp gỡ của
ba con sông Nậm Quàng, Nậm Việc, Nậm Hạt, tạo nên bến tắm Tạ Chum, Tạ Đẹt mang
phong cảnh hữu tình. Làng có 386 hộ gia đình với hơn 300 ngôi nhà sàn. Nhà sàn
ở Hoa Tiến được duy trì nhà ở theo kiến trúc truyền thống nguyên bản. Trong bản
hiện có 07 hộ gia đình được nâng cấp thành nhà nghỉ cộng đồng đủ điều kiện phục
vụ du khách ăn, nghỉ trải nghiệm. Tại các điểm homestay còn bố trí các gian
hàng trưng bày và bán các sản phẩm thổ cẩm truyền thống, mây tre đan. Đặc biệt,
tại điểm du lịch cộng đồng Hoa Tiến còn có dịch vụ du lịch như đi bè trên sông,
trải nghiệm quăng chài bắt cá, trải nghiệm dệt thổ cẩm, nấu các món ẩm thực
Thái, làm vía cầu may, tham gia sinh hoạt văn hóa như nhảy sạp, cồng chiêng, khắc
luống, hát giao duyên nhuôi xuối.
Năm 2021, Bản du lịch cộng đồng
Hoa Tiến được UBND tỉnh Nghệ An công nhận đạt 3 sao OCOOP cấp tỉnh. Cách đây hơn 10 năm đã có những tour du lịch của du
khách Pháp, Bỉ và một số khách lẻ thưởng xuyên ghé thăm. Những năm gần đây,
hoạt động du lịch trên địa bàn tiếp tục đón nhiều đoàn khách tham qua, trải
nghiệm du lịch và lưu trú đến từ nhiều tỉnh, thành trong nước và quốc tế.
* Thác Khe Bàn.
Thác Khe Bàn ở Bản Can, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu nằm
cách trung tâm huyện 30 km, với địa hình đồi núi tạo nên nhiều ghềnh thác, mang
vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ nên từ năm 2018 đã được huyện Quỳ Châu quy hoạch xây
dựng khu du lịch sinh thái. Nơi đây, còn bảo vệ được rừng nguyên sinh và lưu
giữ bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái nên mặc dù đang
trong thời gian xây dựng nhưng đã thu hút được hơn 200-300 lượt
khách/tháng đến tắm, tham quan, cắm
trại. Theo định hướng, thác Khe Bàn trong thời gian tới sẽ phát triển thành điểm du
lịch phục vụ nghỉ mát, nghỉ dưỡng và trải nghiệm không gian thiên nhiên kết hợp
với bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên rừng.
* Khu du
lịch sinh thái Tạt Ngoi.
Khu du lịch sinh thái Tạt
Ngoi có diện tích rộng hơn 3ha, cây cối xanh tươi, không khí trong lành. Năm
nay, khu sinh thái được trùng tu mới, bổ sung thêm nhiều khu tham quan gồm Khu
thác nước, Hồ cá, Bể bơi, Khu tiểu cảnh, Chòi nghỉ và khu ẩm thực. Bên cạnh đó,
khu du lịch cũng bố trí sân bãi rộng để tổ chức lửa trại, giao lưu văn hóa văn
nghệ để đáp ứng các nhu cầu trải nghiệm của du khách.