ĐĂNG NHẬP  
image banner
 
Quyết tâm thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn huyện nhiệm kỳ 2024-2029

Quỳ Châu là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Nghệ An với địa hình phức tạp, cách trung tâm tỉnh 145 km về phía Tây Bắc, với diện tích tự nhiên gần 106 nghìn ha, dân số trên 62.800 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Thái trên  49.200 người, chiếm 78,4% . Tại Đại hội Đại biểu các DTTS trên địa bàn huyện Quỳ Châu nhiệm kỳ 2024-2029 quyết tâm thực hiện : "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững nhiệm kỳ 2024-2029."

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu sinh sống cộng cư, đan xen lâu đời ở 12 xã, thị trấn, luôn giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, chung sức, chung lòng, tạo nên khối đại đoàn kết các dân tộc. Với nguồn thu nhập chính của đồng bào dân tộc TS chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp; Công nghiệp - TTCN, thương mại, dịch vụ phát triển manh mún, nhỏ lẻ nên tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn huyệncòn cao so với mặt bằng chung của tỉnh, năm 2023 còn 32,37% hộ toàn huyện, trong đó tỷ lệ hộ nghèo người DTTS chiếm đến 91,52%.

Anh-tin-bai

Trao khen thưởng cho các cá nhân đóng góp nhiều thành tích trong công tác dân tộc thiểu số nhiệm kỳ 2019-2024

Trong 5 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quyết liệt của Thường trực Huyện ủy, sự quan tâm giám sát của HĐND huyện, tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo của UBND huyện, đặc biệt là sự đồng tâm, đoàn kết, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn. Huyện Quỳ Châu đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá; kết cấuhạ tầng kinh tế, xã hội từng bước được đầu tư xây dựng; sự nghiệp giáo dục - đào tạo, văn hóa, y tế, dân số có nhiều chuyển biến tốt; an ninh, chính trịổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đồng bào các dân tộc luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đoàn kết, thi đua lao động sản xuất, cùng nhau xây dựng huyện Quỳ Châu ngày càng phát triển.

Nhiệm kỳ qua, Ban chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các ban, ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở thường xuyên quan tâm đến công tác dân tộc và thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách dân tộc và miền núi.

Nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, và vận động nhân dân đồng thời nêu gương trong phát triển kinh tế trong đồng bào dân tộc thiểu số phải kể đến đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín. Với họ, công việc vừa là trách nhiệm nhưng cũng là niệm vui giúp chính sách dân tộc đến được với người thụ hưởng.

Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của mỗi cá nhân, từng tổ chức vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện các chính sách DTTS. Chính quyền địa phương cũng luôn quan tâm xây dựng các kế hoạch, phương án và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, đầy đủ các chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; với tổng kinh phí thực hiện trên 400 tỷ đồng.

Các chương trình, chính sách, dự án đã tác động lên các mặt KT-XH của địa phương, giúp tỷ lệ  hộ nghèo bình quân mỗi năm từ 4 - 5%.

Đối với lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp: 5 năm qua đã có bước phát triển khá, hiện nay toàn huyện có 15 mô hình kinh tế trang trại, 116 gia trại, 12 hợp tác xã. Các mô hình đã phát triển đúng hướng tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, nhiều mô hình được triển khai ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn hình thành các sản phẩm mũi nhọn, cây- con có giá trị kinh tế cao.

Lĩnh vực Công nghiệp – xây dựng đạt trên1.360 tỷ đồng, tăng gần 409 tỷ đồng so với năm 2019. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm sau đều tăng so với năm trước, cơ bản đáp ứng nhu cầu trên địa bàn. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng các hạ tầng trên địa bàn. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tiếp tục được khôi phục và phát triển.

Lĩnh vực Thương mại, dịch vụ giá trị vào năm 2023 đạt 818,7 tỷ đồng, tăng 251,13 tỷ đồng so với năm 2019, các loại hình thương mại dịch vụ phát triển đa dạng, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu trên địa bàn.

 Lĩnh vực Văn hóa – Xã hội: Toàn huyện có 83/84 làng bản có nhà văn hóa; tỷ lệ gia đình văn hóa năm 2023 đạt gần 85%, tăng hơn 6,2% so với năm 2019; tỷ lệ làng bản văn hóa năm 2023 đạt 92,9%, tăng 8,4% so với năm 2019.

Anh-tin-bai

Lãnh đạo huyện luôn quan tâm đến nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện

Công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào Thái ngày càng có hiệu quả như: Duy trì lễ hội Hang Bua; lễ hội Xăng khan, các làn điệu dân ca, dân vũ, suối, nhuôn,lăm...; chữ viết của dân tộc Thái; phát triển các câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Thái... Đến nay trên địa bàn huyện đã được Chủ tịch nước công nhận 11 nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Đồng thời, gắn công tác bỏ tồn văn hóa với phát triển du lịch cộng đồng.

Công tác thông tin tuyên truyền được chú trọng nâng cao, từ huyện đến cơ sở triển khai chương trình giảm nghèo thông tin, xây dựng các chuyên đề truyền thanh phù hợp với  tình hình, đặc thù của vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao có chất lượng.

Chất lượng giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, phong trào thi đua dạy tốt - học tốt tiếp tục được triển khai thực hiện hiệu quả; tỷ lệ học sinh DTTS đi học đúng độ tuổi duy trì ở mức cao: Cấp học phổ thông đạt 98,5%; nhà trẻ mầm non 5 tuổi huy động đạt 100%; Chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên, chất lượng giáo dục mũi nhọn duy trì trong tốp đầu của các huyện miền núi. Hiện nay, toàn huyện có 33/36 trường đã đạt chuẩn quốc gia mức 1, đạt trong đó có 4/34 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Phổ cập giáo dục được duy trì vững chắc các chính sách hỗ trợ học sinh ở xã, bản ĐBKK được quan tâm, thực hiện kịp thời.

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được quan tâm, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 43% năm 2019 lên 51,5% năm 2023; giải quyết việc làm cho gần 7.100 lao động làm việc cho các công ty trong nước và 846 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

 Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các DTTS được quan tâm tốt hơn, cơ sở vật chất, trang thiết bị từ trung tâm y tế huyện đến các trạm y tế xã được đầu tư. Chất lượng các dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao. Làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19.

          Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được quan tâm thực hiện, như công trình trọng điểm Cầu Châu Thắng; Xây kè chống sạt lở bờ sông Hiếu, đoạn qua thị trấn Tân Lạc và xã Châu Hạnh. Tổng nguồn vốn huy động 5 năm trên 1.124 tỷ đồng, từ các nguồn vốn Chương trình xây dựng NTM, CT 1719; CT giảm nghèo bền vững và các nguồn vốn hỗ trợ khác.

Công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện và được cả hệ thống chính trị vào cuộc tích cực. Các chính sách phát triển KT-XH luôn hướng đến mục tiêu giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và được sự đồng thuận, thống nhất cao trong các tầng lớp nhân dân. Tổng nguồn lực huy động  NTM 5 năm gần 729 tỷ đồng.  Đến nay có 2 xã đạt NTM, có 33 bản đã được công nhận bản đạt chuẩn nông thôn mới.

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: Tổng vốn phân bổ thực hiện Chương trình từ năm 2021-2023 là: 137.170 triệu đồng. Kinh phí giải ngân: 108.700 triệu đồng, đạt 79, 24% tổng KH vốn 2021-2023.

Đối với Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:Tổng kế hoạch vốn phân bổ thực hiện Chương trình từ năm 2022-2023: gần 182.500 triệu đồng. Kinh phí giải ngân:102.000triệu đồng, đạt 55,89% KH vốn năm 2022-2023. Bao gồm Vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp.

Anh-tin-bai

Phát triển ngành nghề truyền thống (nghề dệt thổ cẩm) nâng cao thu nhập cho người dân

Xây dựng hệ thống chính trị và quốc phòng - an ninh vùng dân tộc và miền núi: Những năm qua, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở luôn được củng cố và hoạt động có hiệu quả. Đến nay toàn huyện có 31 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc với tổng số đảng viên là 4.227 đồng chí, trong đó có 2.975 đảng viên là người dân tộc thiểu số, 84/84 khối, bản đều có chi bộ Đảng; năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng được nâng lên; công tác sinh hoạt chi bộ, phát triển đang viênluôn chú trọng; công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp tiếp tục có nhiều tiến bộ; hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, chính sách hướng về cơ sở được quan tâm đẩy mạnh.

Đối với Công tác quốc phòng - an ninh luôn được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm. Lực lượng vũ trang huyện đã chủ động nắm bắt và dự báo tình hình, kịp thời xử lý các vụ việc phức tạp nảy sinh.

PV: Bà Lê Thị Ngọc –Trưởng phòng Dân tộc huyện Quỳ Châu

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác dân tộc trên địa bàn huyện Quỳ Châu còn gặp một số khó khăn như: Tốc độ phát triển kinh tế chưa đạt kế hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Thu nhập bình quân đầu người của đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa của huyện còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo đang ở mức cao, nhất là tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số (chiếm 91,52% năm 2023); Kết cấu hạ tầng tại vùng đặc biệt khó khăn đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu; Công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số có mặt còn hạn chế. Tình hình an ninh trên địa bàn huyện vẫn còn tiềm ẩn nhiều phức tạp. Chính vì vậy đòi hỏi nhiệm kỳ 2024-2029 xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ, đưa ra giải pháp trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2029:

- Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 1,5 lần so với năm 2024.

- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; phấn đấu 4/12 xã (đạt 33,3%) và 45/84 bản (đạt 53,6%) ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn.

- Phấn đấu 100% bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa.

- Tỷ lệ số trường, lớp học được xây dựng kiên cố đạt 100%; 100% trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp;

- Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%.

- Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào.

- Phấn đấu tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 100%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học đạt 100 %, học trung học cơ sở trên 98%, học trung học phổ thông trên 80%.

- Tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 12%.

- Phấn đấu lao động trong độ tuổi người dân tộc thiểu số được đào tạo nghề phù hợp.

- Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 100%  Bản có nhà sinh hoạt cộng đồng, có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng;

- Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số  đảo bảo đúng quy định.

Có thể khẳng định, sau 1 nhiệm kỳ thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, huyện Quỳ Châu đã đạt được những thành tựu khả quan, diện mạo nông thôn miền núi toàn huyện có sự khởi sắc, thay đổi một cách ró nét, đời sống của đồng bào các dân tộc từng bước được nâng lên cả về vật chất và tinh thần, an ninh chính trị ổn định, nhân dân các dân tộc tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước.
        Tin tưởng rằng trong nhiệm kỳ 2024-2029 này, với tinh thần “Đ
oàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Quỳ Châu sẽ thực hiện thắng lợi Nghị Quyết Đại Hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV đề ra. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc để  góp phần xây dựng quê hương Quỳ Châu ngày càng phát triển nhanh, toàn diện và bền vững./.

Bé Vinh

Trung tâm VHTT&TT Quỳ Châu

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Đăng nhập