HOA TIẾN – ĐIỂM SÁNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GIỮA MẠCH NGUỒN
VĂN HÓA QUỲ CHÂU
Giữa
đại ngàn Tây Nghệ – nơi thượng nguồn dòng Hiếu Giang xanh thẳm – có một vùng
đất đang bừng lên sức sống mới từ chính chiều sâu văn hóa của mình. Quỳ Châu –
mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ hồn cốt của dân tộc Thái suốt bao đời
– đang bước vào dấu mốc 610 năm danh xưng, đánh dấu hành trình dài của một vùng
quê giàu truyền thống.
Trong
hành trình ấy, những nếp nhà sàn, tiếng khèn, điệu lăm vang vọng giữa núi rừng
không chỉ là ký ức, mà đang sống động từng ngày nhờ mô hình du lịch cộng đồng
gắn với bảo tồn văn hóa. Và nổi bật trên bản đồ du lịch ấy là Hoa Tiến – một
bản làng như bước ra từ sử thi – nơi văn hóa bản địa được gìn giữ nguyên vẹn,
được "đánh thức" để trở thành tài nguyên quý giá phát triển kinh tế,
nâng bước cho người dân vươn lên từ chính bản sắc của mình.
Từ
nhiều năm trước, khi khái niệm “du lịch cộng đồng” còn mới mẻ, Quỳ Châu đã sớm
hình thành những mô hình đón khách trải nghiệm gắn với đời sống văn hóa đồng
bào Thái. Những bước đi ban đầu ấy tuy mộc mạc, tự phát nhưng đã đặt nền móng
cho một hướng phát triển phù hợp với tiềm năng, bản sắc của địa phương.
Trải
qua thời gian, cùng với ý thức gìn giữ di sản, Quỳ Châu từng bước quy hoạch,
đầu tư và chuyên nghiệp hóa mô hình du lịch cộng đồng. Việc khôi phục không
gian nhà sàn truyền thống, thành lập các câu lạc bộ bảo tồn văn hóa, tổ chức
các hoạt động trải nghiệm – tất cả là sự kế thừa từ những giá trị lâu đời, được
thổi vào đó hơi thở mới của thời đại. Trong đó, lễ buộc chỉ cổ tay – một nghi
thức mang ý nghĩa cầu chúc bình an, được du khách đặc biệt yêu thích.
PV:
Bà Sầm Thị Xanh – Nghệ nhân ưu tú bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến
(“Nhiều
du khách rất xúc động khi được trải nghiệm nghi lễ buộc chỉ cổ tay – một nét
văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Thái chúng tôi.”
Từ
cuối năm 2024 đến nay, công trình nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng bản Hoa
Tiến đã được xây dựng trên nền kiến
trúc nhà sàn truyền thống được cải tạo từ bảo tàng huyện cũ. Ngôi nhà đã cơ bản
hoàn thiện, đây không chỉ là không gian sinh hoạt chung, mà còn là nơi đón tiếp
khách tham quan, giới thiệu nét đẹp văn hóa bản địa đây là niềm vui của người
dân địa phương và chính quyền xã Châu Tiến – đánh dấu bước tiến mới trong xây
dựng sản phẩm du lịch cộng đồng có chiều sâu văn hóa.
PV: Ông Lô Đức Mậu – Chủ nhiệm CLB văn hóa bản Hoa Tiến, xã
Châu Tiến
(“Khi có được ngôi nhà này, chúng tôi có không gian để duy
trì các hoạt động của Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa. Đây cũng là nơi truyền dạy
cho lớp trẻ và đón tiếp du khách đến trải nghiệm.”)
Du lịch cộng đồng bản Hoa Tiến đã nhen nhóm nhiều năm trước,
tuy nhiên từ năm 2011, chính quyền huyện Quỳ Châu đã có
nhiều quyết tâm với các chính sách như chủ động ban hành các chủ trương, định
hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống. Xã Châu Tiến
cũng đã tích cực triển khai xây dựng mô hình làng du lịch cộng đồng, khuyến
khích người dân giữ gìn bản sắc qua các câu lạc bộ văn hóa dân gian, phục dựng
nghi lễ, làn điệu truyền thống.
PV:
Ông Sầm Thanh Hoài – Chủ tịch UBND xã Châu Tiến, Qùy Châu
( “Chúng
tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các homestay hoạt động bài bản, kết hợp bảo tồn
và phát huy bản sắc dân tộc để tạo điểm đến hấp dẫn, mang dấu ấn riêng.”
PV:
Ông Trần Việt Đức – Trưởng phòng VH-TT-TT huyện Quỳ Châu
(“Ngành văn hóa sẽ tiếp tục định hướng phát triển du lịch
cộng đồng gắn với gìn giữ di sản, nâng cao vai trò của người dân trong gìn giữ
và quảng bá bản sắc địa phương.”)
Hành trình kỷ niệm 610 năm danh xưng Quỳ Châu không
chỉ là dịp để tri ân quá khứ, mà còn là thời điểm khẳng định một hướng đi đầy
bản lĩnh: phát triển du lịch cộng đồng trên nền tảng văn hóa truyền thống. Đó là minh chứng cho sự năng động, linh hoạt của địa phương
trong thích ứng với thời đại – khi di sản không chỉ được gìn giữ, mà còn được
"đánh thức" trở thành nguồn
lực phát triển, gắn với sinh kế người dân. Văn hóa – từ chỗ là cội nguồn – giờ đây đã trở thành tài sản, thành động
lực bền vững cho tương lai.
Bé
Vinh –Sĩ Hiệp – Vi Zen –Thanh Yến
Trung
tâm VHTT&TT Quỳ Châu