Vào cữ tháng 9 âmlịch. Đến Quỳ Châu , một huyện miền núi Nghệ an. Hầu như ở khắp mọi nơi, đềuthoảng trong khơng gian một mùi thơm dễ chịu- mùi hương trầm.Bởi chính tại đây,đất Quỳ Châu từ xưa nay đã nổi tiếng về hương trầm, bên cạnh các đặc sản thànhdanh như vịt bầu Quỳ Châu,măng khô, mộc nhĩ …cùng bao thứ đặc sản miền rừngkhác…
Vào cữ tháng 9 âm lịch. Đến Quỳ Châu , một huyện miền núi Nghệ an. Hầu như ở khắp mọi nơi, đều thoảng trong khơng gian một mùi thơm dễ chịu- mùi hương trầm.Bởi chính tại đây, đất Quỳ Châu từ xưa nay đã nổi tiếng về hương trầm, bên cạnh các đặc sản thành danh như vịt bầu Quỳ Châu,măng khô, mộc nhĩ …cùng bao thứ đặc sản miền rừng khác…
Có lẽ nghề làm hương ở vùng này, được bắt nguồn từ những người miền xuôi lên lập nghiệp.họ mang theo cả một bí quyết nghề làm hương- một thứ vốn từ ngàn xưa đã trở nên quen thuộc gần gũi với bao gia đình Việt Nam.Ban đầu,cớ thể họ lên miền sơn cước này cũng chỉ với một dự định lập nghiệp trên một vùng miền rừng đất rộng người thưa. Cũng có thể, từ chỗ làm vườn rừng, họ phát hiện ra rừng và đất Quỳ Châu, Quế Phong..là cả một vùng nguyên liệu dồi dào cho nghề làm hương nói chung và nghề “xe” quấn hương trầm nói riêng. Nên từ đó, nghề làm hương với hương trầm chính hiệu Quỳ Châu trở nên nổi tiếng.
Hương trầm Quỳ Châu với những búp hương dài nhắn tuỳ loại, không cầu kỳ loè loẹt. Được “xe” quấn chặt bằng giấy bản, dài cỡ 1m-loại đặc biệt, ngắn độ 50cm-loại thông dụng. Nhưng cho dù dài ngắn khác nhau, mỗi búp cũng chỉ lớn cỡ ngón tay trỏ người lớn, và đều có chung một đặc điểm:cháy đượm, khói mỏng có mùi thơm ngọt, tàn hương (chu) uốn cong tuyệt đẹp. Đây thực sự là một thứ hàng hóa được ưa chuộng trên thị trường trong nước, và đã trở thành một thứ quà biếu quý giá cho người thân ở mọi nơi khi mỗi dịp xuân về Tết đến..
Để có những búp hương trầm thơm ngát Quỳ Châu, những người làm hương phải cầu kỳ chọn lựa nguyên liệu rất kỹ. Ngay từ mùa hè, họ đã đi khắp vùng để đặt mua rễ cây hương bài- một loại cây thuộc lồi thảo mộc, lá dài xanh ngắt thường mọc thành từng bụi, từng đám lớn ven khe suối hay trên sườn đồi dưới những tán lá rậm ẩm mát- để làm nguyên liệu chính. Với bộ rễ chùm dày, đưa về phơi khô nghiền nát thành bột và có mùi thơm dịu . Mỗi ki lô gam rễ hương bài khô được mua với giá trên dươi 10.000 ngàn đồng. Với những chuyến đi lấy rễ hương bài ở vùng núi Tây bắc Nghệ An-vốn rất sẵn và việc thu hái không vất vả lắm, nên vào vụ có ngày những người chuyên đi khai thác thứ rễ cây hương bài cũng thu được cỡ vài ba chục ki lô gam.
Ngoài rễ cây hương bài, trong nguyên liệu làm hương trầm còn có thảo quả, hoa hồi,quế chi( hoặc bột lá quế khô), trầm xơ, bã mía và một vài thứ phụ gia đặc biệt được giữ kín khác. Phần lớn những thứ nguyên liệu trên đều có sẵn trong vùng. Duy chỉ có thảo quả là phải nhập từ Lạng Sơn Cao Bằng. Tất cả mọi thứ đều được phơi khô xay nghiền thành bột mịn, trộn đều với nhau theo một công thức tỷ lệ nhất định thành bột hương.Người ta dùng giang, hay dùng cây lùng (thuộc họ giang ,nứa..) cũng có sẵn ở vùng này, chẻ nhỏlàm “chu”. “Chu” được phơi sương phơi nắng theo một kỹ thuật riêng, làm sao để “chu” khô ải mà không giòn dễ gãy.Tất cả bí quyết quyết định cho một búp hương cháy đều, tàn hương sau khi cháy còn nguyên với dáng uốn cong tuyệt đẹp là ở khâu kỹ thuật này.Việc chuẩn bị “chu” làm hương được hoàn tất từ nhiều tháng trước, phơi khô nhuộm phẩm đỏ phần gốc hàng trăm, hàng triệu thanh “chu” cho cả một mùa làm hương trầm. Thời gian chuẩn bị đó,vào những ngày đẹp trời khắp các sân vườn ,bất kể nơi nào rộng rãi thoáng sạch đều ngổn ngang lớp lang những thanh “chu” dưới nắng.
Để “xe” hương, người ta dùng một chiếc bàn gỗ đóng thủ công làm bàn “xe”.Với đầy đủ giấy bản, “chu” , hồ dính và bột hương nguyên liệu để sẵn trên bàn. Vào mùa làm hương trầm; mọi người đều cắm cúi chăm chỉ nơi bàn “xe”, những búp trầm theo bàn tay khéo léo hiện dần ra thật đẹp.Với những người thành thạo, mỗi ngày họ “xe” được từ 1500 đếnn 2000 búp trầm đúng tiêu chuẩn.Đóng gói thành chục một, xếp vào thùng bảo quản để xuất cho các mối tiêu thụ.
Đây là một nghề mà công việc cứ rải đều trong năm và tập trung chủ yếu trong những tháng giáp Tết Nguyên đán. Vốn đầu tư của một gia đình độ từ 10 đến 20 triệu đồng cho mọi khâu từ nguyên liệu cho đến bao thứ cần thiết khác.Nhưng thu nhập cũng không phải là nhỏ, theo chị Bình -một người mà gia đình chuyên làm hương trầm ở Thị trấn Quỳ Châu thì ngay như ở gia đình chị ngồi vợ chồng, các cháu vừa đi học vừa tranh thủ làm giúp bố mẹ. Hương trầm của gia đình chị làm ra,mỗi vụ sau khi trừ mọi khoản chi phí vốn liếng,cũng thu nhập được từ 30 đến 40 triệu! Cũng theo chị , ngay trong thị trấn Quỳ Châu này có gia đình, nhờ sự đầu tư và kế hoạch cụ thể- Như hộ gia đình anh chị Oai-Uyên thành lập cả một tổ hợp thuê hàng chục nhân công vào vụ sản xuất, thu nhập chỉ riêng việc trả công thợ cũng ngót nghét gần 100 triệu đồng tiền công... Họ thuê nhân công và có mối tiêu thụ ổn định ở các nơi , hương họ làm ra có bao bì tên hiệu, số điện thoại hẳn hoi..thu nhập ngót cả vài ba trăm triệu đồng mỗi vụ...
Rải quanh một vùng, nhẩm tính chỉ riêng ở Thị trấn Quỳ Châu và ở xã Châu Hạnh lân cận đã tới trên dưới dăm sáu chục hộ chuyên "xe " quấn hương trầm , thử tính ước lượng số hương của mỗi gia đình làm ra hàng ngày, mới thấy kinh ngạc với số lượng hương trầm ở đây hàng ngày hàng tháng. Quả là một con số đáng kể.
Không riêng ở Quỳ Châu, mà ngay ở các huyện miền Tây Nghệ An khác như Nghĩa Đàn , Quế Phong , Quỳ Hợp cũng có nhiều gia đình làm nghề quấn hương trầm. Nhưng theo tôi được biết, thì ở hầu hết các thị trường trong nước mọi người vẫn thường gọi loại hương trầm hảo hạng này là hương trầm Quỳ Châu (bởi dù được sản xuất từ đâu, nhưng vẫn tuân thủ theo công thức cho sản phảm hương trầm Quỳ Châu). Hàng năm vào dịp giáp Tết Nguyên đán,hương trầm Quỳ Châu lại theo những chuyến xe toả đi khắp nơi. Và như một đặc sản tiêu biểu, trong danh mục quà xuân cho người thân ở xa, những chục hương trầm với nhãn mác thương hiệu hương trầm Quỳ Châu không thể thiếu. Và ngay cả những người xa quê, mỗi khi xuân về Tết đến trên bàn thờ tổ tiên mỗi lần đốt búp trầm thơmQuỳ Châu ,cũng đỡ thấy thiếu vắng một nỗi niềm...
Từ năm 2009,Hương trầm Quỳ Châu đã được Liên hiệp các HTX tiểu thủ công và Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nghệ An công nhận là Làng nghề truyền thống ở Quỳ Châu với gần 100 hộ gia đình thành viên có kinh nghiệm , truyền thống. Có gia đình sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ xem như một nghề phụ, nhưng cũng không ít gia đình tập trung đầu tư vốn liếng để hình thành cơ sở sản xuất quy mô có hàng chục lao động. Dù với quy mô lớn nhỏ thế nào, nhưng chất lượng của thứ hương trầm đặc sản vẫn được họ giữ gìn với thương hiệu Hương Trầm Quỳ Châu đã thành danh trên thị trường trong và ngoài nước với mùi thơm không thể lẫn..Điều rất đỗi tự hào với những thành viên trong làng nghề khi chứng kiến những búp hương trầm sang trọng trong bao bì hiện đại tự tin tới tay người tiêu dùng, mang thương hiệu Hương Trầm Quỳ Châu,đầy uy tín ./.
Lê Bá Liễu ( Tạp chí Văn Hiến Việt Nam)