Nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn huyện Quỳ Châu bị uy hiếp bởi dịch tả lợn Châu Phi
Đã có 110 con lợn nhiễm dịch phải tiêu hủy sau 8-9 ngày công bố dịch xuất hiện 2 xã Châu Hạnh và Châu Bính
Gia đình bà Vi Thị Nhung ở bản Kẻ Bọn, xã
Châu Hạnh đang nuôi 17 con cả lợn thịt và lợn nái sinh sản thì thấy đàn lợn xuất
hiện triệu chứng ốm, bỏ ăn. Khi thấy có hiện tượng nhiễm bệnh gia đình đã báo
cho thú y chính quyền địa phương xã lấy mẫu xét nghiệm thì kết quả dương tính với
dịch tả lợn Châu Phi. Dù chưa có con chết nhưng với quy định buộc phải tiêu hủy,
gia đình đã thực hiện đúng theo yêu cầu của địa phương và cán bộ thu y tiêu hủy
trên 1.238kg lợn. Bà Vi Thị Nhung -
Bản Kẻ Bọn, xã Châu Hạnh xúc động cho biết: “Khi báo chính quyền địa phương về
lợn ốm chỉ mong là mắc bệnh khác thôi thì có thể cứu được nhưng bị dịch tả lợn
Châu Phi thì phải thực hiện quy định tiêu hủy. Gia đình tính ra đã mất trắng
hơn 100 triệu đồng, số tiền tích góp để nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt gần 3
năm nay coi như mất trắng.”
Bà Vi Thị Nhung xót xa khi đàn lợn 17 con khối lượng trên 1.230kg mắc bệnh bị tiêu hủy
Trong ngày 4/4, khi có những đàn lợn ốm được
người dân thông báo, lấy mẫu kết quả xét nghiệm dương tính với dịch tả lợn Châu
Phi, Châu Hạnh đã lên phương án ứng phó khẩn cấp.
Đồng thời, rà soát các địa điểm nguy cơ nhiễm bệnh và thành lập chốt kiểm soát
tạm thời, rắc vôi và phun trừ nguồn bệnh có thể lây từ người và phương tiện đi
ra-vào điểm dịch. Xã Châu Hạnh hiện đã phải tiêu hủy trên 25 con lợn bị nhiễm bệnh
với trọng lượng trên 2.400kg. Ông Lang Văn Bình –Phó Chủ tịch UBND xã
Châu Hạnh cho biết: “Do đặc thù là xã
có tổng đàn lợn chăn nuôi lớn so với các địa bàn trên toàn huyện nên khi xuất
hiện dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, công tác phòng chống dịch gặp rất nhiều
khó khăn. Nhiều hộ có thể bán chạy lợn bị ốm, dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh
và mất an toàn vệ sinh thực phẩm nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Địa phương
đang tăng cường kiểm tra hoạt động vận chuyển, giết mổ, buôn bán... để xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm”.

Thực hiện nghiêm công tác lập chốt kiểm soát, phun tiêu độc khử trùng tại bản Kẻ Bọn, xã Châu Hạnh xảy ra dịch từ ngày 4 tháng 4 năm 2024
Huyện Quỳ Châu hiện có tổng đàn lợn gần 16.000 con,
khoảng 30% số lợn mới được tái đàn sau tết Nguyên đán. Theo
Trung tâm VDNN huyện Quỳ Châu cho biết, dịch tả lợn Châu Phi quay trở lại có
rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên khả nâng cao dẫn đến việc bùng phát dịch tả là
do một số địa phương đã có dịch từ trước, sau một thời gian khống chế thì nay
gặp thời tiết giao mùa, mầm bệnh gặp điều kiện thích hợp đã bùng phát trở lại.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát lợn giống từ vùng xuôi lên còn gặp nhiều khó khăn,
nên khi tái đàn nguồn giống mắc bệnh cũng là nguyên nhân lây lan dịch bệnh.
Tính đến nay, toàn huyện có 2 xã công bố dịch
gồm, bản Kẻ Bọn xã Châu Hạnh và 5 bản gồm: bản Chào Mờ, Luồng Lạnh, Bản Hạt, Xăng Cọc, bản Kiềng, xã Châu Bính. Tổng
số lợn tiêu hủy trên 6.000kg, với 110 con.
“Khi
kết quả lấy mẫu dương tính dịch tả lợn Châu Phi, hoặc các vùng công bố dịch có
lợn ốm thì bắt buộc các hộ phải tiêu hủy toàn bộ đàn lợn, nhiều gia đình chăn
nuôi ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế. Do đó, công tác tiêm vắc xin cũng như thực
hiện các biện pháp phòng trước khi có dịch được cho là quan rất quan trọng nhất
đối với người chăn nuôi.”-Chị Nguyễn Hồng Vân –Cán bộ kỹ thuật Trung tâm DVNN
huyện Quỳ Châu cho biết thêm.
Hai địa phương Châu Bính và Châu Hạnh nhanh chóng kích hoạt kịch bản phòng dịch, tổ chức thành lập BCĐ. Bố trí nhân lực, vật lực thực hiện các công tác tuyên truyền, thực hiện tiêu hủy số lượng đàn lây nhiễm đúng quy định, an toàn.
Nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch được
kiểm soát nhanh chóng, hiện nay huyện Quỳ Châu đang tổ chức kiểm soát, nghiêm cấm tạm thời việc
giết mổ sản phẩm động vật là lợn trong khu vực xảy ra dịch. Nghiêm cấm việc mua, bán, vận chuyển động vật,
sản phẩm động vật bị bệnh ra khỏi khu vực vùng dịch. Vận động người dân thực hiện
tốt “6 KHÔNG’ : KHÔNG dấu dịch- KHÔNG mua bán- KHÔNG giết mổ, mua bán lợn chết-
KHÔNG vứt xác lợn chết ra môi trường-KHÔNG sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý
làm thức ăn cho lợn. Nâng cao công tác tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh,
tiến hành lẫy mẫu xét nghiệm tại khu vực dịch uy hiếp hoặc khu vực nghi ngờ có
dịch bệnh xảy ra. Lên phương án hỗ trợ hóa chất, bảo hộ, kinh phí dập dịch tại
các địa phương./.
Bé
Vinh
Trung
tâm VHTT&TT Quỳ Châu