Vịt bầu Quỳ là giống vịt bản địa
có phẩm chất thịt, trứng thơm ngon, bổ dưỡng hơn các loại vịt khác, được thị
trường ưa chuộng hiện đang được bảo tồn, phát triển tại Quỳ Châu.
Chị Vi Thị Bích Diệp, sinh năm 1986 trú tại bản
Lè, xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu là một
trong những những hội viên phụ nữ phát triển kinh tế từ chăn nuôi vịt bầu Quỳ, từ đó thúc đẩy nghề chăn nuôi vịt bầu một cách bền vững,
tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2020 gia đình chị Diệp bắt đầu chăn nuôi vịt để cải thiện bữa ăn
gia đình, lợi thế gia đình có ao và ruộng gần nhà, chị mạnh dạn vay vốn Ngân
hàng chính sách xã hội 50 triệu đồng để phát triển chăn nuôi, từ một hộ
chăn nuôi chỉ với vài chục con vịt, đến nay gia đình của chị Vi Thị Bích Diệp đã có 150 con vịt bầu/lứa.
Có được kết quả này, theo chị Diệp là nhờ vào việc chọn đối tượng nuôi phù hợp
để phát triển kinh tế cho gia đình mình.
|
Đàn Vịt bầu gia đình chị Diệp bản Kẻ Lè, xã Châu Hội
|
Đến nay đàn vịt của gia đình chị luôn phát triển
ổn định, mỗi năm 3 - 4 lứa, mỗi lứa 150 con vịt bầu thương phẩm. Sau khoảng 3
tháng nuôi mỗi con vịt thương phẩm đạt trọng lượng 2kg/con. Với giá bán giao động
100.000 - 120.000đ/kg được tiêu thụ tại các nhà hàng, sau khi trừ chi phí
mỗi năm gia đình chị lãi khoảng 60 triệu đồng. Nói về bí quyết chăn nuôi thành
công của mình, chị Diệp chia sẻ “Trong
quá trình nuôi, phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của vịt được kết
hợp giữa thức ăn đảm bảo chất lượng và phụ phẩm nông nghiệp như chuối cây băm
nhỏ trộn lẫn cám ngô, cám gạo để đàn vịt khoẻ mạnh, lớn nhanh, đạt năng suất
cao, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu độc khử trùng thường xuyên”.
Chị Diệp cho biết thêm: “Vịt Bầu là giống bản địa Quỳ Châu nên ưu điểm khỏe mạnh,
nhanh nhẹn, khả năng bơi lội rất giỏi, giống vịt này là tự kiếm ăn trên ao, hồ
và ăn tất cả các loại rau bèo, côn trùng, ốc, động thực vật thủy sinh mà không
cần phải cho ăn thêm mà vịt vẫn sinh trưởng phát triển tốt, nhanh lớn như cho
ăn bằng thức ăn hỗn hợp công nghiệp; khi nấu thịt vịt ít mỡ, da mỏng, thịt rất
thơm và ngon”. Dù vậy, một số yếu tố khác mà người chăn nuôi cũng cần
lưu ý đó là chuồng trại phải sạch sẽ và tạo môi trường cho vịt sự thoải mái nhất.
Chị
Lữ Thị Lê - Chủ tịch Hội LHPN xã Châu Hội cho biết: “Trên
cơ sở kết quả thu được và thành công của mô hình gia đình chị Diệp, đặc biệt duy trì, bảo tồn và phát triển nguồn giống
vịt địa phương, xã Châu Hội đang hướng tới việc tuyên truyền đưa giống
vịt bầu Quỳ nhân ra diện rộng và chuyển
giao phương thức chăn nuôi mới cho các hội viên khác, nhằm tăng thu nhập, nâng cao hiệu
quả kinh tế cho huyện nhà”.
Mong rằng mô hình chăn nuôi vịt bầu của
chị Lữ Thị Bích Diệp phát triển bền vững, để có thể duy trì, bảo tồn và phát triển
thương hiệu giống vịt bầu tại huyện Quỳ Châu. Giúp nhiều hộ gia đình có được hướng đi đúng đắn trong
phát triển kinh tế, tạo thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng đời sống gia đình./.
Hồng Lương - Hội LHPN huyện.