Cựu chiến binh Phạm Ngô Quyền làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp
Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, trong những năm qua, trên địa bàn thị trấn Tân Lạc đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi. Trong đó, CCB Phạm Ngô Quyền (sinh năm 1968), Khối Tân Hương, thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu là một tấm gương điển hình như vậy.
CCB Phạm Ngô Quyền với mô hình tổng hợp VACR cho thu nhập cao
Ông Quyền cho biết, Ông quê ở xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An lên huyện Quỳ Châu lập nghiệp vào đầu năm 1990, tại xã Châu Hạnh - Quỳ Châu – Nghệ An. Năm 1985 đi bộ đội hoàn thành nghĩa vụ ra quân năm 1988; lấy vợ lập gia đình vào năm 1990, gia đình có 02 người con; cả hai cháu hiện tại đã trưởng thành và có công ăn việc làm ổn định.
Ông chia sẻ, Ông đi tham gia ở D10 F367 quân chủng phòng không không quân, đóng ở sân bay Tân Sơn Nhất. Đến năm 1988, ông xuất ngũ trở về điạ phương. Với bản chất người lính bộ đội Cụ Hồ, không cam chịu đói nghèo, bản thân ông lại xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp, rất ham mê chăn nuôi đại gia súc và trồng rừng để phát triển kinh tế hộ.
Nói là làm Ông cùng gia đình lên Quỳ Châu lập nghiệp tại khu vực dưới chân cầu Khe Súng nằm sát trục đường Quốc lộ 48, thuộc xã Châu Hạnh từ tháng 5 năm 2010 trở về trước, đến tháng 5 năm 2010 khu vực này được sáp nhập vào đơn vị thị trấn Tân Lạc. Bằng con mắt của người lính Ông phát hiện thấy đây là một khu vực đất rộng lớn, bằng phẳng có nhiều lợi thế để canh tác sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và làm ao thả cá....Với một địa hình đất đai rộng lớn, diện tích trên 4 ha, có rất nhiều lợi thế như: cây cối, cỏ dại tự nhiên phong phú, đa dạng rất phù hợp cho chăn nuôi đại gia súc kết hợp trồng rừng, làm kinh tế trang trại tổng hợp, phát triển kinh tế hộ, làm giàu chính đáng.
CCB Phạm Ngô Quyền chia sẻ kinh nghiệm làm mô hình tổng hợp của gia đình mình
Để thực hiện kinh tế trang trại tổng hợp đó phải đầu từ một số tiền rất lớn, khó khăn lại chồng khó khăn. Thế rồi Ông đã bàn bạc với gia đình, bạn bè, làng xóm và xin ý kiến của chính quyền địa phương; Sau khi được sự hậu thuẫn của gia đình và chính quyền Ông Quyền đã mạnh dạn vay 100 triệu từ Ngân hàng CSXH huyện Quỳ Châu để đầu tư vào việc khai hoang đất đai sản xuất, xây nhà ở và lập nghiệp lâu dài trên mảnh đất này.
Cứ tưởng bước đầu như vậy là suôn sẻ, nhưng có bước vào làm mới thấy được khó khăn. Bởi vì khó khăn về nguồn lực như nguồn vốn, lao động cũng như điện chiếu sáng, nước sinh hoạt; một số mặt khó khăn không kém khác như giao thông đi lại trong việc chợ búa, nằm viện khi ốm đau đặc biệt là khó khăn trong việc đến trường họp tập của các cháu. Song bằng ý chí và nghị lực của người lính, Ông tiếp tục gỡ từng nút khó, từng bước, từng bước một. Đất cũng không phụ lòng người, sau bao năm miệt mài lao động cho đến hôm nay gia đình tôi đã có được mô hình kinh tế VACR mang lại lại thu nhập ổn định hàng năm cho gia đình, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. Hiện nay Quy mô trang trại của gia đình Ông có tổng diện tích 4,15 ha. Đất sản xuất nông nghiệp (Lúa, ngô, lạc): 0,5 ha; Đất lâm nghiệp (đã trồng keo): 03 ha; thu nhập bình quân đạt 40 triệu đồng; Diện tích đất trồng mía, cỏ voi và rễ Hương: 0,5 ha; thu nhập bình quân đạt 40 triệu đồng. Tổng thu nhập từ chăn nuôi gia súc gia cầm trong năm đạt 80 triệu đồng (mỗi năm bán khoảng 03 con bê giống loại giống bò lai 3B). Nhờ đó, cuộc sống gia đình ngày càng khá giả, thu nhập ổn định, nhà cửa được xây dựng khang trang, hai người con của ông đã có việc làm ổn định.
Không chỉ phấn đấu làm giàu cho gia đình, ông Quyền còn thường xuyên giúp đỡ những gia đình hội viên CCB có hoàn cảnh khó khăn như cho mượn vốn không tính lãi, chia sẻ về kỹ thuật chăn nuôi... giúp họ từng bước phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống. Hàng năm gia đinhg tôi tạo công ăn việc làm cho 3 lao động thường xuyên và 10 lao động thời vụ, thu nhập 4 triệu đồng/người/ tháng. Ông còn là một đảng viên gương mẫu, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đi đầu trong các phong trào của địa phương; đồng thời thường xuyên vận động người dân trong xóm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp.
Tâm sự với chúng tôi về những dự định tới Ông Quyền chia sẻ: “Phát huy từ những kết quả đã đạt được với những kinh nghiệm đã được tích lũy được trong thời gian qua, trong thời gian tới gia đình tôi sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp mô hình trang trại, như tu sữa, nâng cấp lại chuồng bò, mở rộng thêm diện tích ao cá và nuôi thêm một số gia súc khác như trâu, dê. Đặc biệt gia đình tôi sẽ đầu tư nuôi bò giống lai (bò 3B), chất lượng cao vào chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời, mở rộng một số diện tích cây bản địa như cây Quế, cây Lát hoa và cây xoan nhằm nâng cao độ che phủ cho rừng, hạn chế xói mòn đất”.
Ông Lữ Văn Thái, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện nhận xét: "Thời gian qua, CCB Phạm Ngô Quyền tích cực tham gia hoạt động Hội và các phong trào của địa phương, có nhiều đóng góp cho công tác an sinh xã hội, đồng thời làm ăn có hiệu quả, là tấm gương tiêu biểu để các hội viên học tập và noi theo".
Kế Kiên